Những điều cần biết trước khi bổ sung khoáng vi lượng KẼM cho trẻ

 Kẽm là vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, thế nhưng, trong những báo cáo mới nhất của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, tại Việt Nam cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ thiếu kẽm; 10 bà mẹ có thai thì có đến 8 người bị thiếu kẽm. Hiện, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.Vậy làm sao để bổ sung kẽm cho trẻ 

Đây là những con số thực sự đáng báo động. Điều đáng tiếc là nó lại được hình thành từ chính những bữa ăn thiếu vi chất cho trẻ, do việc lạm dụng sử dụng kháng sinh dài ngày, khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thụ… Đã đến lúc, các bậc phụ huynh không thể bàng quan trước những nguy cơ mà thế hệ con em mình đang và sắp phải đối mặt!

1. Tại sao KẼM lại quan trọng với trẻ nhỏ như vậy?

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu và quan trọng cho chức năng tế bào, tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản AND.

Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm vừa là cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm có độ tập trung cao trong não, nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh.

Vai trò hết sức quan trọng nữa của kẽm là tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể. Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm khuẩn và nhiễm các độc tố, làm mau lành vết thương bảo vệ làn da, phòng chống ung thư và chống lão hóa, duy trì hoạt động bình thường của chức năng tình dục.

Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Điều đó cho thấy vai trò mật thiết giữa tình trạng trẻ chán ăn, chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng với việc thiếu kẽm.

Kẽm cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B, và đại thực bào).

Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể, giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ và giảm lo âu căng thẳng (giảm stress). Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm, đặc biệt là ở trẻ em, sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt.

Kẽm giúp bình thường hóa hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn ở da. Kẽm là vi chất cần thiết để tổng hợp enzym giúp chuyển retinol thành retinaldehyd trong ruột và các tổ chức khác (kể cả võng mạc mắt). Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa protein vận chuyển vitamin A (RBP: Retinol Binding Protein). Thiếu kẽm sẽ làm giảm RBP huyết thanh và vitamin A bị ứ đọng tại gan mà không được đưa đến cơ quan đích dẫn đến biểu hiện thiếu vitamin A trên lâm sàng dù nguồn dự trữ vitamin A ở gan vẫn còn cao. Gần đây các bác sĩ da liễu đã sử dụng kẽm rộng rãi trong các bệnh lý về da, đặc biệt là trứng cá và các viêm nhiễm ngoài da giúp nhanh lành sẹo.

> XEM THÊM:

- Cách lựa chọn khoáng chất dinh dưỡng thông minh đối với cơ thể

- Những điều cần biết về khoáng vi lượng Mangan

- Những điều cần biết về khoáng vi lượng Selen

 

2. Kẽm được hấp thu vào cơ thể trẻ như thế nào?

Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, được hấp thụ phần lớn ở ruột non. Vì vậy, những người có bệnh ở đường tiêu hóa thường bị thiếu kẽm. Nó được thải ra ngoài với một lượng lớn qua dịch ruột, dịch tụy (2-5mg), còn lại qua nước tiểu (0,5-0,8mg) và mồ hôi (0,5mg). Khi vào cơ thể, phần lớn kẽm tập trung trong tế bào, chỉ một lượng nhỏ trong huyết tương, dạng gắn kết với albumin và a 2-macropolysaccaride.

Lượng kẽm trong cơ thể có liên quan chặt chẽ với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cơ thể và hơn nữa có thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống và sinh mạng của con người.

 

3. Bé nhà bạn đang cần bổ sung hàm lượng KẼM bao nhiêu mỗi ngày?

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế đối với người Việt Nam

Đối tượng

Nhóm tuổi

Kẽm (mg/ngày)

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

Trẻ nhũ nhi

0 – 6 tháng

1.1

2.8

6.5

6 – 11 tháng

0.8 - 2.5

4.1

8.3

Trẻ nhỏ

1 – 3 tuổi

2.4

4.1

8.4

4 – 6 tuổi

3.1

5.1

10.3

7 – 9 tuổi

3.3

5.6

11.3

Nam vị thành niên

10 – 14 tuổi

5.7

9.7

19.2

15 – 18 tuổi

5.7

9.7

19.2

Nữ vị thành niên

10 – 14 tuổi

4.6

7.8

15.5

15 – 18 tuổi

4.6

7.8

15.5

Người trưởng thành

Nam > 18 tuổi

4.2

7.0

14.0

Nữ > 18 tuổi

3.0

4.9

9.8

Trung niên > 50 tuổi

Nam

3.0

4.9

9.8

Nữ

3.0

4.9

9.8

 

4. Làm sao để nhận biết trẻ có đang bị thiếu kẽm hay không?

- Biểu hiện rõ nhất: trẻ biếng ăn do vị giác mất chức năng, trẻ hay cáu gắtngủ không ngon, thiếu Canxi lên não dẫn đến ít vận động và chậm phát triển trí tuệ.

- Triệu chứng rõ ràng hơn khi trẻ bỗng nhiên rụng tóc nhiềusụt cân, nếu trẻ có vết thương hở sẽ lâu khỏi hơn, hay mắc các bệnh viêm hô hấp, mũi họng do suy giảm miễn dịch.

- Thiếu kẽm cơ quan sinh dục trẻ chậm phát triển, mắt sẽ kém hơn, dễ bị cận hơn do phải điều tiết mắt nhiều.

- Trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm.

- Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.

 

5. Nguyên nhân dẫn tới việc thiếu kẽm của trẻ

- Mẹ thiếu kẽm trong thời kỳ bào thai.

- Trẻ ăn dặm mẹ không chú ý đến vi chất này trong các nguồn thức ăn hàng ngày.

- Một nguyên nhân quan trọng mà không phải mẹ nào cũng biết, vì thực tế có rất nhiều trẻ tiêu chảy kéo dài 2 – 3 tháng nhưng không bổ sung kẽm đầy đủ và kịp thời. Đây là nguyên nhân gây mất kẽm trầm trọng nhất ở trẻ em.

- Trẻ bị viêm hô hấp, mũi họng tái đi tái lại, dùng nhiều kháng sinh, hạ sốt…là nguyên nhân thiếu hụt kẽm trong cơ thể.

 

6. Lời khuyên bổ sung KẼM cho trẻ nhỏ

Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung kẽm cho sự phát triển của trẻ trong tương lai bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò... Sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể bổ sung kẽm qua thức ăn. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi...

Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm có thể bổ sung kẽm mỗi ngày, nhưng lượng kẽm trong thực phẩm ngày nay ngày càng ít đi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, việc hấp thu kẽm từ thực phẩm còn nhiều hạn chế. Khắc phục những nhược điểm nêu trên, sản phẩm Scumin ra đời với những điểm ưu việt vượt trội:

- Nguồn vi chất kẽm tự nhiên từ mầm đậu xanh, sản xuất theo công nghệ sinh học Bio - Organic hiện đại.

- Khả năng hấp thu lên tới 95%, sinh khả dụng cao.

- Không để lại dư thừa, không tích tụ trong cơ thể.

- Vi chất kẽm kết hợp cùng các vi chất thiết yếu khác như selen, beta-glucan, curcumin có nguồn gốc thực vật sẽ giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giảm tình trạng biếng ăn, tăng sức đề kháng, để bé chống lại bệnh tật và phát triển khoẻ mạnh.

 

7. Một số lưu ý khi bổ sung KẼM cho trẻ nhỏ

- Sự hấp thụ kẽm tăng khi tăng cung cấp protein có nguồn gốc động vật.

- Rượu làm giảm hấp thụ kẽm

- Các chất như phytate (trong trà), phosphat đồng, etain, cadmium, chì, thủy ngân, nhôm làm giảm hấp thụ kẽm.

- Sữa đậu nành có lượng phytate cao, hấp thu kẽm thấp.

- Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

- Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

 

8. Video: Vai trò của vi chất kẽm đối với trẻ biếng ăn

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về khoáng vi lượng KẼM, được các chuyên gia của VHN Bio tổng hợp và biên tập từ các nguồn uy tín với mong muốn giúp các bậc phụ huynh có thông tin chính xác nhất trước khi đưa ra quyết định có nên bổ sung cho con hay không. Việc bổ sung vi chất kẽm bằng nguồn nào là tốt nhất, với mỗi lứa tuổi, mỗi tình trạng thì cần bù thiếu hay duy trì như thế nào? Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ghế công viên composite - Mẫu ghế giúp thay đổi diện mạo khuôn viên tăng tính thẩm mỹ

Bàn Thí Nghiệm Tân Thịnh – Thương hiệu uy tín hàng đầu Hà Nội

công nghệ in decal PP giá tốt nhất