Ăn dặm giai đoạn đầu - Khoảng thời gian vàng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống

 Mọi sự khởi đầu đều gặp đôi chút rắc rối và cần có thời gian để bắt nhịp, bởi vậy mà ông bà ta thường nói “vạn sự khởi đầu nan”.  Điều này cũng giống như quá trình hình thành thói quen ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ - Đây là thời gian quan trọng và nhạy cảm với bé. Bởi nó là sự chuyển tiếp từ giai đoạn ph

Vậy nên ăn dặm giai đoạn đầu của bé được mẹ chăm sóc kỹ sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển tốt nhất về sau. Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về ăn dặm giai đoạn đầu qua bài viết dưới đây.

1. Thời điểm “vàng” cho ăn dặm giai đoạn đầu

Ăn dặm là hoạt động chủ động giúp bé dần làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Là bước chuyển tiếp quan trọng từ sử dụng sữa mẹ đơn thuần sang những thực đơn đa dạng, giàu dinh dưỡng khác. Đồng thời hình thành kỹ năng nhai, nuốt của trẻ. Tuy vậy, việc lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm phải thực sự hợp lý. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều có thể để lại những hậu quả khó lường cho quá trình phát triển của bé. 

Theo khuyến nghị từ tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm vàng cho trẻ ăn dặm là tháng thứ 6. Đây là thời điểm cơ thể bé được cho là sẵn sàng nhất. Dù trên lý thuyết, từ tháng thứ 4 thì hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu bài tiết cơ bản các men tiêu hóa song vẫn chưa hoàn thiện, việc ăn dặm thời điểm này vẫn là quá sớm, nhất là đối với trẻ Việt Nam.

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

2. Mối nguy hiểm tiềm tàng trong lựa chọn sai thời điểm ăn dặm

Ăn dặm quá sớm hay quá muộn liệu có nguy hiểm? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng quan tâm. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chọn sai thời điểm ăn dặm của trẻ là nguyên nhân tác động xấu đến sự phát triển toàn diện về sau. Mẹ có thể thấy:

- Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Như đã nói ở phần trên, hệ tiêu hóa non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ dễ bị tổn thương khi phải hoạt động quá sớm. Một số tổn thương nghiêm trọng về dạ dày, đường ruột có thể xuất hiện vì ăn dặm quá sớm. Đồng thời, trong thời điểm này thể tích dạ dày bé còn nhỏ, việc cho bé ăn dặm khiến việc nạp đủ sữa mẹ cho cơ thể bé bị ảnh hưởng, dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.

- Ăn dặm quá trễ: dù không gây ra các nguy cơ nghiêm trọng như việc ăn dặm sớm, xong việc cho trẻ ăn quá trễ khiến nhu cầu dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể bé yêu cầu bị thiếu hụt. Và cũng là nguyên nhân cho sự chậm phát triển, kém tăng trưởng của trẻ sau này. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng, trẻ nhẹ cân thấp còi và một số bệnh lý suy giảm miễn dịch cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng do quá trình ăn dặm không đúng thời điểm.

Vì thế, dù bất cứ lý do gì thì việc ăn dặm đúng thời điểm luôn cần được quan tâm hàng đầu. Không chỉ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện mà nó còn là phương thức dự phòng các bệnh lý thông thường cho trẻ.

3. Mẹ cần làm gì trong giai đoạn đầu ăn dặm của bé?

Giai đoạn đầu của ăn dặm là thời gian khá khó khăn để trẻ làm quen với việc nuốt và tiếp nhận dưỡng chất mới. Ở giai đoạn này do lưỡi bé chưa thành thạo việc nuốt thức ăn nên việc nôn trớ là điều khó tránh khỏi. Đồng thời, những biến đổi bên trong cơ thể còn non yếu khiến trẻ có nhiều biểu hiện như nóng sốt do mọc răng, khóc, từ chối đồ ăn… khiến mẹ đau đầu trong việc tìm cách giải quyết.

Từ việc tham khảo nhiều lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cũng như kinh nghiệm nuôi con thành công của nhiều bà mẹ, Viện Dinh Dưỡng VNH Bio xin chia sẻ một số điều sau mà mẹ nên làm khi nuôi con giai đoạn này.

- Khi mới tập cho trẻ ăn dặm, hãy luôn cẩn thận theo dõi biểu hiện của bé phòng ngừa việc sặc hay nghẹt thở.

- Hãy để trẻ làm những gì bé muốn với đồ ăn: Việc để trẻ tự chạm và giữ lấy đồ ăn giúp trẻ luôn trong trạng thái thoải mái nhất, qua đó cải thiện khả năng ăn uống của bé.

- Cố gắng để trẻ tiếp xúc và ăn đồ ăn một cách tự nhiên nhất, không nên ép bé ăn khi trẻ không sẵn sàng.

- Chú ý tới những hành động dù là nhỏ nhất khi cho trẻ ăn như kích thước đồ ăn đã đủ nhỏ chưa, nhiệt độ quá nóng hay quá nguội…

- Cho trẻ ăn đúng, ăn đủ và ăn đúng cách.

- Hãy lựa chọn đồ ăn có dinh dưỡng cao, tránh cho trẻ ăn đồ ăn dễ kích ứng hệ tiêu hóa như nghêu, sò, hến…

- Chia nhỏ bữa ăn của bé làm nhiều lần trong ngày, điều này rất tốt cho việc hấp thụ đồ ăn của hệ tiêu hóa.

- Luôn giữ tư thế ăn của trẻ đúng, khi cho trẻ ăn bằng thìa cố gắng mở miệng và hơi chếch lên một chút, điều này giúp hỗ trợ cho bé nuốt đồ ăn tốt hơn.

- Không giảm quá nhiều lượng sữa mẹ nạp vào cơ thể bé mỗi ngày: Giai đoạn đầu ăn dặm, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa chưa hoạt động nhiều nên lượng dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển của bé chủ yếu vẫn đến từ sữa mẹ. Bởi thế cần đảm bảo bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Để con phát triển một cách toàn diện, mẹ hãy luôn luôn là người bạn đồng hành mọi lúc mọi nơi cùng bé. Cùng Viện Dinh Dưỡng VHN Bio đồng hành với chặng đường chăm sóc bé của mẹ. Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ghế công viên composite - Mẫu ghế giúp thay đổi diện mạo khuôn viên tăng tính thẩm mỹ

Ghế phòng chờ chính hãng giá tốt nhận thiết kế theo yêu cầu

Báo Giá Kết Cấu Thép: Nhà Xưởng, Nhà Tiền Chế ✔️ 2023