Top 10 món ăn giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển cân bằng
Trong hành trình lớn lên của trẻ, dinh dưỡng luôn chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu trong thời gian dài, trẻ sẽ phát triển chậm về cả chiều cao, cân nặng và khả năng nhận thức.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Nhiều ba mẹ thấy con thích ăn nhiều món nào thì nghĩ rằng món đó tốt cho sức khoẻ của con, như xúc xích, bánh mì, pizza, khoai tây chiên, gà viên, nước trái cây, nước ngọt,... Nhưng thực chất những thực phẩm này chứa nhiều calo và chất béo không lành mạnh gây hại cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý lựa chọn các món ăn giàu chất xơ, ít chất béo, chứa canxi, sắt và các vitamin và khoáng chất khác để giúp bé tăng cân đạt chuẩn, có sức khỏe tốt. Đặc biệt, ba mẹ cho bé ăn 10 thực phẩm dưới đây, bé sẽ luôn khoẻ mạnh và phát triển cân bằng.
1. Quả táo
Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyên các mẹ nên cho con ăn táo (ăn cả vỏ đã được rửa sạch sẽ) từ khi bé bắt đầu ăn dặm. Táo có vị rất phù hợp với trẻ nhỏ (mặc dù một số giống táo có vị chua), giàu vitamin C, vitamin A, E, B1, B2, B6 và chất chống oxy hóa có lợi, trị táo bón và phòng tiêu chảy, tốt cho hệ tim mạch, bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Những trái táo ngon và tốt nhất thường có vỏ căng đều, sờ không thấy mềm, không có vết bầm hay vết lõm. Cha mẹ chỉ nên tin mua ở các cửa hàng uy tín để có thể mua được táo sạch, không có thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản. Mẹ có thể nghiền, cắt nhỏ hoặc trộn với ngũ cốc sau đó cho bé thưởng thức.
2. Ngũ cốc ăn sáng
Bữa sáng cho trẻ là một điều quan trọng mà các mẹ không thể quên hay chuẩn bị cẩu thả. Bởi một khi trẻ được cung cấp bữa sáng đầy đủ còn giúp trẻ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay – mắt. Một ít hạt ngũ cốc sẽ là món điểm tâm nhẹ nhàng đầu tiên cho trẻ trong ngày. Cơ cấu hợp lý cho bữa sáng gồm 14% chất đạm, 25% chất béo và 61% carbohydrate. Trong đó, tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất. Khi chọn ngũ cốc ăn sáng cho trẻ, hãy cố gắng lựa chọn loại ngũ cốc nguyên hạt giàu canxi và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa con khỏe mạnh, cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất và tăng khả năng tập trung của các bé.
> XEM THÊM:
- 8 kinh nghiệm “xương máu” giúp mẹ dạy trẻ ăn uống lành mạnh
- 8 giai đoạn dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của bé
- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời
3. Trứng
Các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio luôn khuyên các mẹ nên thêm trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Trứng là một nguồn đạm dồi dào. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất sắt, vitamin và các khoáng chất khác. Mỗi ngày ăn một quả trứng sẽ giúp phát triển trí não, tăng cường chức năng và trí nhớ của trẻ, đồng thời sản sinh và duy trì số lượng hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào, tốt cho mắt và bảo vệ mắt chống lại các tia UV có hại, thúc đẩy chức năng thần kinh và giúp giải phóng năng lượng. Trứng là thực phẩm vừa túi tiền, ngon miệng với nhiều cách chế biến và rất giàu dinh dưỡng. Các mẹ lưu ý chọn trứng cho bé phải chọn quả có vỏ nguyên vẹn, rửa sạch vỏ trước khi chế biến và cho trẻ ăn trứng chín kĩ dưới dạng luộc, rán hoặc ốp la.
4. Sữa
Sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một em bé có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được bổ sung thêm sắt dựa trên sữa bò hoặc sữa đậu nành, trẻ trước độ tuổi đi học có thể uống sữa socola, thiếu niên có thể uống sữa ít béo… Sữa không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều vitamin D, canxi, vitamin A, protein, vitamin B12, kali giúp cơ thể khỏe mạnh, xây dựng và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Trẻ nhỏ có thói quen uống sữa cũng thường sẽ ít tiêu thụ các loại đồ uống khác như soda hay nước ngọt hơn. Hãy luôn khuyến khích bé uống sữa để có thể hấp thu canxi cũng như những chất dinh dưỡng thiết yếu khác, từ đó giúp hỗ trợ quá trình phát triển.
5. Cháo hoặc bột yến mạch
Trong bột yến mạch nguyên chất chứa các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, cháo yến mạch cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho, kali, natri kẽm, vitamin K, E và folate cùng nhiều các khoáng chất thiết yếu khác. Món ăn này sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động phát triển của bé. Ngoài ra, cháo yến mạch còn giúp nhuận tràng tự nhiên vì chứa nhiều chất xơ, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn. Trong yến mạch có rất nhiều chất xơ hòa tan nên mẹ yên tâm bé nhà mình sẽ không bị táo bón. Bên cạnh đó, một nghiên của các nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác. Mẹ có thể quấy bột với sữa, trứng, nước xương hoặc thịt (tôm, lươn…) bằm cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.
6. Bơ đậu phộng
Nhiều bậc cha mẹ thường tránh cho con ăn bơ đậu phộng vì lo lắng trẻ sẽ bị dị ứng. Nhiều người cũng cho rằng bơ đậu phộng chứa quá nhiều chất béo. Thực chất, bơ đậu phộng chứa nhiều vitamin E, A, axit folic, đồng và kẽm. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa chất béo không bão hòa đơn, rất tốt cho tim mạch, thúc đẩy cholesterol tốt. Đặc biệt đậu phộng chứa B-sitosterol- một loại phytosterol có khả năng chống ung thư, nhất là ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú,... Một số loại bơ đậu phộng còn hỗ trợ tăng cân cho bé suy dinh dưỡng. Đó chính là lý do các mẹ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào các bữa ăn của con.
7. Hạt hướng dương
Mặc dù ăn hạt hướng dương nghe có vẻ là một thói quen xấu, nhưng hạt hướng dương thực ra lại là một loại thực phẩm lành mạnh mà tất cả trẻ em đều thích – miễn là bé không ném vỏ hạt lên sàn nhà và đủ tuổi để ăn các hạt mà không bị hóc gây nguy hiểm tới tính mạng. Hạt hướng dương rất giàu chất xơ, sắt, vitamin E, magie, photpho, kẽm và folate. Hạt hướng dương chứa rất ít chất béo bão hòa có hại cho cơ thể bé. Đặc biệt, magie có trong hạt hướng dương có thể làm giảm áp suất lượng máu, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời, magie cũng là một thành phần thiết yếu trong xương, giúp cải thiện chức năng thần kinh và giúp cơ bắp luôn khoẻ.
8. Cá ngừ
Cá ngừ cung cấp protein nhưng lại không có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Loại cá này chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin B. Omega-3 trong cá ngừ giúp phát triển não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bảo vệ tim bằng cách giảm nguy cơ cao huyết áp. Đồng thời, vitamin B cũng được đánh giá cao trong việc giúp cơ thể hạn chế khỏi nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư nhất định. Các mẹ có thể cho bé ăn cá ngừ khi con bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi) và không quá 3 lần mỗi tuần. Mẹ cũng cần lưu ý chỉ mua cá ở những nơi uy tín có kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ ăn quá nhiều cá để hạn chế hấp thu thủy ngân và nên kết hợp ăn cá với các loại rau củ quả.
9. Các loại rau xanh
Rau là loại thức ăn quen thuộc luôn được các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng VHN Bio đưa vào danh sách các loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Rau xanh và trái cây dồi dào chất xơ, đóng vai trò tương tự như một loại thuốc nhuận tràng, giúp hút nước tốt, tạo khối phân và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đồng thời, hàm lượng chất xơ có rau củ quả còn giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, từ đó ổn định hệ vi sinh đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa trẻ tốt hơn. Chính vì vậy, mẹ hãy khuyến khích trẻ thường xuyên ăn rau xanh để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn nhé! Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn nhiều loại rau, cho bé nhiều sự lựa chọn trong mỗi bữa ăn, làm gương cho bé bằng cách kêu gọi các thành viên trong gia đình cùng ăn rau.
10. Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé, đặc biệt là đối với các bé không uống nhiều sữa bởi vì sữa chua là một nguồn canxi dồi dào và có thể thay thế cho nguồn canxi trong sữa. Trong 7,9ml sữa chua có chứa khoảng 400mg canxi. Vì thế, nếu cho con ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, nhất là hệ xương của bé thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó, sữa chua có chứa các men vi sinh giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy cũng như táo bón. Ăn 7,9ml sữa chua hàng ngày cũng giúp cơ thể nhận được lượng protein tương đương với khi bé ăn trứng, thịt. Điều này có nghĩa là sữa chua có thể giúp bé nhận được một chế độ ăn uống giàu protein mà không cần ăn thịt, trứng quá nhiều. Tuy nhiên, dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé mỗi ngày, nhưng các mẹ cũng không nên cho con ăn uống quá nhiều. Liều lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ chỉ nên ăn từ 1 - 2 cốc mỗi ngày. Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua sẽ rất dễ đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, điều này lâu ngày sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn của bé.
Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ verywellfamily.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét